Ngày 17/3/2025, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc ban hành Thông báo số 35/TB-UBND về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Cụm Công nghiệp Tú Lý, xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Một phần hình ảnh Thông báo số 35/TB-UBND
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc trân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo số 35/TB-UBND ngày 17/3/2025 của Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc.
Ngày 05/5/2023, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc ban hành Thông báo số 47/TB-UBND về việc phân luồng giao thông phục vụ thi công công trình Cứng hoá đường Cao Sơn - Trung Thành (đoạn xóm Trung Tằm, xã Trung Thành), huyện Đà Bắc.
(Trích Thông báo số 47/TB-UBND của UBND huyện Đà Bắc)
Theo đó, để việc thi công công trình Cứng hoá đường Cao Sơn – Trung Thành (đoạn xóm Trung Tằm, xã Trung Thành) đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc thông báo phân luồng giao thông phục vụ thi công công trình, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Thời gian và phạm vi cấm đường
a) Thời gian cấm đường: Từ ngày 05/5 đến ngày 29/7/2023.
b) Phạm vi cấm đường: Cấm các phương tiện lưu thông vào tuyến đường xóm Rằng, xã Cao Sơn đi xã Trung Thành (đoạn xóm Trung Tằm), phạm vi từ Km12+700 đến Km13+700.
2. Phương án phân luồng giao thông trong thời gian cấm đường
a) Đối với các phương tiện từ thị trấn Đà Bắc đi đến xã Trung Thành đi theo đường ĐT.433 đến ngã 3 xóm Ênh, xã Tân Minh, đi tiếp theo đường ĐH.34 đến xã Đoàn Kết, xã Trung Thành (các phương tiện từ xã Trung Thành đi đến thị trấn Đà Bắc đi theo chiều ngược lại).
b) Đối với các phương tiện của các hộ dân sinh sống và các cơ quan, trường học dọc đoạn tuyến đường từ xóm Rằng, xã Cao Sơn đi xã Trung Thành, giao Phòng Dân tộc chỉ đạo đơn vị thi công thực hiện nhiệm vụ phân luồng giao thông hướng dẫn lưu thông theo tình hình thực tế, đảm bảo an toàn cho Nhân dân qua đoạn tuyến cấm đường.
Ủy ban nhân dân huyện đề nghị các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể Nhân dân tại địa phương, cơ quan, đơn vị biết để sắp xếp lịch trình tham gia giao thông; các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn huyện cập nhật thông tin để điều chỉnh hành trình, lịch trình vận tải cho phù hợp với thực tế.
Cũng tại Thông báo trên, Ủy ban nhân dân huyện đã giao Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, Trang thông tin điện tử huyện thực hiện công tác tuyên truyền, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nội dung việc phân luồng giao thông để người dân lựa chọn tuyến đường lưu thông phù hợp với công việc, đồng thời tuyên truyền thời gian cấm đường nhằm tạo sự ủng hộ, tham gia và đồng thuận của Nhân dân; giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức tham mưu, triển khai thực hiện các nội dung nêu trên./.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(Một số hình ảnh tuyên truyền bảo vệ quyền của người tiêu dùng nhân Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3/2023 tại huyện Đà Bắc).
Theo đó, người tiêu dùng có các quyền được quy định tại Điều 8 như sau:
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 9, như sau:
1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng./.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 1174/CĐ-TTg ngày 19/12/2022 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023.
(Ảnh minh họa)
Công điện nêu rõ: Trong những tháng cuối năm 2022, cùng với việc kiểm soát thành công đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng, thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu vận tải và hoạt động giao thông, tạo áp lực lớn cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội xuân 2023. Để bảo đảm TTATGT trong những tháng cuối năm 2022, phục vụ Nhân dân đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội xuân 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân và người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông (ATGT), tuân thủ hiệulệnh và hướng dẫn của lực lượng chức năng; nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau khi tham gia giao thông; chủ động tham gia giao thông an toàn và thực hiện “Đã uống rượu, bia - không lái xe”; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; phòng tránh tai nạn đường ngang đường sắt và đường thủy nộiđịa...
2. Phối hợp với các cơ quan truyền thông ở trung ương và địa phương, cập nhật kịp thời tình hình tai nạn giao thông (TNGT), ùn tắc giao thông, nhất là các tuyến giao thông chính, đầu mối giao thông trọng điểm, các khu vực tổ chức các sự kiện, lễ hội; công bố thông tin cụ thể về phương án tổ chức, phân luồng giao thông, phương án tổ chức giao thông phục vụ các dự án có sử dụng lòng, lề đường, kế hoạch phục vụ vận tải; hướng dẫn người dân lựa chọn phương tiện, thời gian đi lại phù hợp, hạn chế dồn quá đông người đi lại trong thời gian cao điểm; Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT các tỉnh, thành phố, các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương công bố và phân công người có thẩm quyền trực số điện thoại đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình TTATGT.
3. Tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy, chú trọng kiểm tra, phát hiện và xử phạt các hành vi: Điều khiển phương tiện vi phạm quy định về tốc độ; nồng độ cồn, ma túy; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái phép; chở quá tải trọng, quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, không mặc áo phao khi đi đò, phương tiện thủy; không nhường đường cho xe ưu tiên; đi vào làn đường khẩn cấp; phương tiện thủy không trang bị đủ dụng cụ cứu sinh, người điều khiển phương tiện không có bằng, giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp... Chủ động ngăn chặn các vụ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, cương quyết trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ. Kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; ATGT tại bến khách ngang sông, bến tàu khách du lịch, các tuyến, luồng đường thủy, nhất là các tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo, các tuyến sông và vùng nước có tổ chức lễ hội.
4. Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm ATGT và phòng dịch Covid-19; tăng cường nhân lực, phương tiện trong khu vực cảng hàng không để thực hiện nhanh nhất công tác soi chiếu an ninh, trả hành lý cho hành khách, công tác thông tin để hành khách biết và lấy hành lý đúng khu vực quy định, chú trọng đối với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến, không để hành khách về quê ăn Tết chậm do thiếu phương tiện; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan tới tình trạng xe dù, bến cóc, hành vi tăng giá vé trái quy định. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cơ sở giáo dục, đào tạo chủ động phối hợp với các đơn vị vận tải tổ chức bán vé tàu, xe trực tiếp cho công nhân, người lao động và sinh viên; kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm ATGT trong kinh doanh vận tải, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, bến bãi đỗ xe trong lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không; khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm là người lái xe, chủ xe ôtô chở khách, ôtô chở hànghóa.
5. Bảo đảm điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; khắc phục kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở do mưa, lũ gây ra; rà soát bổ sung hệ thống báo hiệu giao thông, thiết bị cảnh báo phản quang tại các nút giao thông, các đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạnchế... Tiếp tục thực hiện triệt để phương thức thu phí điện tử không dừng, chủ động mởtrạm, tạm dừng thu phí để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông; thực hiện nghiêm việc tổ chức, hướng dẫn, bảo đảm ATGT trên các đoạn tuyến công trình vừa thi công, vừa khai thác; khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố về kết cấu hạ tầng giao thông; khẩn trương hoàn thành nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các tuyến giao thông trọng điểm, trong đô thị và trả lại lòng đường cho Nhân dân đi lại 01 tuần trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng giao thông, kịp thời giải tỏa không để phát sinh ùn tắc kéo dài khi có sự cố về giao thông, nhất là trong thời điểm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trên các tuyến trục chính ra vào Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến kết nối đến nhà ga, sân bay, bến cảng và khu vực tổ chức Lễ hội Xuân...
6. Chỉ đạo các Sở Y tế và cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và máu để bảo đảm khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân TNGT, giảm thiểu thiệt hại về người trong trường hợp xảy ra TNGT; tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác trên các chuyến bay, đoàn tầu và tại các khu dịch vụ của Cảng hàng không, nhà ga, bến xe.
7. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện trước 16 giờ 30 phút hằng ngày trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão và tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện từ ngày Công điện được ban hành đến ngày 05/02/2023 gửi Ủy ban ATGT Quốc gia để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chínhphủ.
8. Giao Ủy ban ATGT Quốc gia kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địaphương triển
khai thực hiện Công điện này, bảo đảm kịp thời, hiệu quả; báocáo Thủ tướng Chính phủ khen ngợi, biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo đảm TTATGT trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, đồng thời phê bình nghiêm khắc đối với các tập thể, cá nhân chưa làm tốt công tác này (nếu có)./.
Thực hiện chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp, năm 2022 Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn thành viên Hợp tác xã, chủ thể OCOP, hộ sản xuất tham gia Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2022; đồng thời hướng dẫn, quảng bá đưa sản phẩm nông sản làm ra lên sàn thương mại điện tử. Hội chợ đã thu hút trên 10 tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại địa phương tham gia.
Sản phẩm thịt lợn bản địa Tân Minh được chứng nhận OCOP tiêu chuẩn 3 sao năm 2022
Nhằm nâng cao chất lượng, tạo thương hiệu cho các sản phẩm có thế mạnh, năm 2022 huyện Đà Bắc đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chứng nhận OCOP sản phẩm thịt lợn bản địa của Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương, xã Tân Minh đạt tiêu chuẩn 3 sao. Các thành viên Hợp tác xã được tham gia lớp tập huấn do huyện tổ chức với số lượng trên 80 lượt người tham gia.
Tính đến nay, huyện đã có 07 sản phẩm được chứng nhận OCOP tiêu chuẩn 3 sao, năm 2022 có 01 sản phẩm được công nhận là thịt lợn bản địa Tân Minh. Huyện đã tích cực trong việc đồng hành và hỗ trợ các chủ thể trong việc xây dựng thương hiệu với các hoạt động như: Hỗ trợ xây dựng mã vạch và truy xuất nguồn gốc với tổng kinh phí là 42 triệu đồng; bộ nhận diện thương hiệu với tổng kinh phí là 119 triệu đồng; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với tổng kinh phí là 49 triệu đồng; bao bì đựng sản phẩm; xây dựng website quảng bá sản phẩm với tổng kinh phí là 147 triệu đồng; hỗ trợ Hợp tác xã tem, nhãn mác, túi đựng sản phẩm với tổng kinh phí là 280 triệu đồng./.